Nhiều
người trong chúng ta thường ngồi trong công sở với những lời ca than về công
việc, người quản lý, hay nhân viên. Vậy hãy nghe theo những lời răn của nhà
Phật dưới đây và xem chúng giúp ích bạn thế nào.
Theo
một góc nhìn thú vị trong cuốn sách nổi tiếng thế giới: ‘Being Buddha at Work’,
hiện tồn tại một phong cách lãnh đạo rất được quan tâm và hưởng ứng, theo đó,
các CEO (giám đốc điều hành) hay các CSO (Chief Spiritual Officer – giám đốc
tinh thần) luôn tâm niệm theo những điều răn của Đức Phật. Họ xây dựng những tổ
chức thành công, trường tồn mãi với thời gian nhờ nắm vững những quy luật căn
bản của sự lãnh đạo, làm việc nhóm, kết nối, thay đổi, giải quyết mâu thuẫn
xung đột và chế ngự sự căng thẳng.
Điều
đặc biệt là mục đích của họ không hướng doanh nghiệp của mình trực tiếp vào hai
chữ “lợi nhuận”, thay vào đó, họ lại tập trung làm tăng các giá trị tinh thần,
lý trí, cảm xúc – và chính những giá trị này sẽ dẫn đến những lợi ích tài chính
to lớn về sau. Người công nhân hạnh phúc nhất cũng là người công nhân có năng
suất nhất, những người công nhân năng suất sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Phật
Tổ đã hy sinh cả cuộc đời mình để chỉ lối cho con người tới với tự do, thoát
khỏi khổ ải – trong đó có cả những khó khăn trong công việc. Dưới đây là 5 lời
thần chú giúp bạn làm dịu nhẹ những vất vả công sở thường nhật, thêm năng lượng
cống hiến nhiều hơn, và tạo nên những ngày làm việc hoàn hảo.
Thần
chú thứ nhất: Mỗi ngày đều là ngày vui
Theo
sử sách ghi chép, đại sư Yun Men khi ngồi giác ngộ cho những môn đệ của mình đã
nói:
“Ta
không hỏi về những ngày trước hôm 15 của tháng, hãy kể ta nghe về những ngày
sau hôm 15” Không một ai có câu trả lời, và sau đó, đại sư đã tự giải đáp cho
tất cả “Mọi ngày đều là ngày vui.”
Quá
khứ đã qua rồi và không ai có thể làm gì để thay đổi chúng. Tương tự như vậy, tương
lai vẫn còn chưa đến và cũng không ai có thể can thiệp thay đổi. Không ai có
thể dự đoán tương lai. Đại sư Yun Men thực chất đang muốn đánh giá liệu chúng
ta có đang lo lắng vô ích về thời gian, về quá khứ cũng như tương lai hay
không. Mục đích của người chỉ hỏi về hai chữ duy nhất: “Hiện tại”, khoảnh khắc
của sự thức tỉnh. Thật vô nghĩa khi phải chia rõ ràng thành ngày, tháng, năm,
và sống như thể chúng ta đều đang chạy đua trên một cuốn lịch. Từ góc nhìn của
Thiền, chẳng có quá khứ hay tương lai.
Chúng
ta không phải những tờ lịch vô tri, chúng ta giống với những chiếc đồng hồ.
Chúng ta biết và nắm bắt những khoảnh khắc đang xảy ra. Đôi tay luôn hướng đến
“Hiện tại”. Không có những hôm trước ngày 15, cũng chẳng có những ngày sau đó.
Chúng ta chỉ tập trung năng lượng sống và làm việc cho chính những giây phút
này – và hãy nhớ, mỗi ngày đều là một ngày vui !
Thần
chú thứ hai: Không có gì là thiếu, không có gì là thừa
Mọi
thứ đều hoàn toàn rộng mở
Không
có gì thiếu, cũng chẳng có gì thừa
Nắm
giữ hay từ bỏ
Và
bạn sẽ đánh mất Chân như
(Sengcan,
“Niềm tin trong tâm trí”)
Sư
tổ Sengcan đã từng miêu tả về một con đường tuyệt vời, lối đi của những bậc
hiền triết, theo đó chính con người chúng ta mới là những người tạo nên những
khái niệm như “quá nhiều” hay “quá ít’. Nhưng trong tâm trí Đức Phât, mọi thứ
tồn tại với đúng bản chất của nó, không thiếu thốn, không dư thừa. Và vì sự
đánh giá là vô nghĩa, sẽ chẳng có những đau khổ gây ra bởi sự so sánh hay phán
xét.
Đức
Phật có thể quan sát những email, đống giấy tờ bề bộn trên bàn làm việc của
bạn, những công việc chất đống trong vali, và người sẽ chỉ nói một câu đơn giản
“Cứ vậy đi”. Người không phải chịu những căng thẳng, đau khổ vì trong tâm trí
người chẳng hề tồn tại khái niệm về sự quá tải hay quá ít trong khối lượng công
việc. Thay vì kêu ca với những đầu việc đang hiện hữu, hãy học cách chấp nhận.
Khi không còn phải chịu sự đau khổ bởi những lời ca than do chính mình gây ra,
chúng ta sẽ giải phóng năng lượng làm việc, cả thể chất lẫn tinh thần, từ đó,
tự do tìm đến với sự thanh thản.
Thần
chú thứ 3: Hãy luôn đối tốt với chính mình
Tôi
khoẻ mạnh về thể xác
Tôi
khoẻ mạnh về tinh thần
Tôi
giải thoát khỏi những nỗi sợ hãi
Và
tôi tìm thấy bình yên
Đức
Đạt Lai Lạt Ma đã đi truyền thụ khắp nơi, lần này qua lần khác, về sự thật giản
đơn rằng: Mục đích sống của chúng ta là trở nên hạnh phúc. Nhưng liệu loài
người đã thực sự lắng nghe ? Dường như là không, khi chúng ta vẫn luôn quay về
những mô thức khiến mình cảm thấy khó chịu, đau khổ.
Ngài
đã trải qua vô vàn những khó khăn, vất vả trong cuộc sống, nhưng giống với
những người dân Tây Tạng khác, trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ đều mỉm cười bình
an. Tại sao ? Bởi vì hạnh phúc thực sự nằm trong chúng ta chứ không phải đến từ
những thành công, ban thưởng hay danh vọng từ bên ngoài. Nó xuất phát từ chính
sự bình an trong tâm trí, dựa trên niềm tin và những chân giá trị.
Hãy
nhớ rằng, những mức lương hấp dẫn, những lời tán dương của mọi người, địa vị
cao sang không phải là đích ngắm trong cuộc sống, nếu chỉ dựa vào những “phưong
tiện” đó để cảm thấy vui sướng trong phút chốc thì bạn cũng sẽ mau chóng cảm
nhận nỗi buồn chán quay về. Hạnh phúc đích thực luôn tồn tại và hiện hữu – ngay
trong bản thân mỗi người chúng ta. Hãy đối tốt với chính bản thân mình, tìm
thấy chân hạnh phúc và bạn sẽ ngay lập tức lan toả điều đó ra những con người
xung quanh.
Thần
chú thứ 4: Giàu có là một điều tốt
Khi
anh ta sử dụng tài sản của mình một cách chính đáng, nhà vua sẽ không chiếm
giữ, trộm cướp cũng không lấy mất, lửa không thể thiêu, lũ không thể cuốn,
những đứa con cháu không xứng đáng cũng chẳng có lấy một đồng. Tài sản của anh
ta, sử dụng hợp lý, luôn dẫn đến những kết quả tốt đẹp, và không bao giờ bị
lãng phí.
(Samyutta
Nkaya)
Phật
Tổ không hề chỉ trích việc con người kiếm tiền, hay thậm chí trở nên giàu có.
Đoạn kinh trên muốn chỉ ra một điều: Khi những con người chính trực trở nên
giàu có, họ chia sẻ cho gia đình, cộng sự, bè bạn – họ cho đi vì những lý do
đáng trân trọng, hướng đến sự hạnh phúc chân chính. Viễn cảnh đó, đơn giả là
chẳng có gì đáng để chê trách.
Trong
cuộc sống bề bộn ngày nay, hãy nhìn về tấm gương của tỷ phú hiền triết
Warren Buffett. Tài sản không tốt cũng chẳng xấu, nó luôn mang tính trung
gian. Tiền bạc là công cụ chúng ta sử dụng cho những mục đích vị tha và cao
thượng, hoặc cũng có thể gây nên xung đột hay huỷ hoại người khác. Sự tốt đẹp
luôn song hành cả với giàu có lẫn nghèo khổ. Sự tốt đẹp bắt nguồn từ chính
những lựa chọn khôn ngoan.
Thần
chú thứ 5: Những rắc rối của người khác chỉ đơn giản là vấn đề của chính họ
Đối
xử với mọi người cách mà anh ta đối xử với bạn
Anh
ta sẽ bị đào thải và bạn sẽ tự do
(Jataka)
Chúng
ta dường như đều cùng trải qua một hoàn cảnh giống nhau trong công việc: Cộng
tác với những ông sếp tồi hay những đồng sự khó chịu. Thậm chí, có thể bạn đang
trải nghiệm điều đó ngay lúc này !
Nhưng
hãy nhớ rằng, đó không phải là vấn đề của bạn. Những vấn đề phát sinh từ rắc
rối của họ vẫn luôn thuộc về họ. Bạn thực sự chỉ đang cảm nhận và chịu đựng hệ quả
từ những rắc rối đó. Còn bản chất, nguồn gốc nảy sinh khó khăn vẫn luôn ở lại
với những con người kia.
Theo
lời dạy của nhà Phật, hãy tránh khỏi “nghiệp chướng” của những người khác và lo
cho chính những hành động của mình. Còn nếu bạn thực sự muốn tham gia bài khảo
nghiệm học tập từ những khó khăn – Hãy “yêu mến” những con người đang gặp rắc
rối trong công việc. Họ sẽ cho bạn những bài học tuyệt vời mà không ai có thể
cho. Một ngày nào đó, bạn có thể sẽ nhìn lại và nhận thấy mình đã thực sự trở
nên mạnh mẽ, kiên cường, nhẫn nại, vị tha,….chính nhờ những năm tháng làm việc
cùng những con người “khó chịu” như vậy
No comments:
Post a Comment